Chỉ số HMF là gì? Đừng để mật ong biến thành chất độc !!!

Chỉ số HMF là gì?

HMF là tên viết tắt của hợp chất Hydroxy Methyl Furfurol. Đây là một hợp chất hữu cơ được hình thành do sự mất nước của đường khử.  Đường khử là các đường chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc ketone (-CO) như glucose, fructose, arabinose, maltose, lactose. Nó là một chất rắn màu trắng có độ tan thấp, hòa tan cao trong cả nước và dung môi hữu cơ. Đây là một chất độc.

Đừng để mật ong biến thành chất độc!

Hợp chất này được sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ cao trên 30oC. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ sinh HMF càng lớn.

  • Hàm lượng HMF trong mật ong khi mới thu hoạch sẽ từ 1 đến 5mg/kg
  • HMF sẽ tăng lên 200 – 300mg/kg sau 100 đến 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30oC – 35oC
  • HMF sẽ không tăng thêm hoặc tăng cực kỳ ít khi bảo quản ở nhiệt độ 20oC. Nhưng ở nhiệt độ này sẽ dễ gặp trường hợp kết tinh mật ong.

Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử độ độc hại của HMF trên động vật. Kết quả chỉ ra rằng, với hàm lượng HMF là 200mg/kg sẽ làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỷ lệ ung thư. Hiện tại, thí nghiện này chưa thử trên người.

Nguồn tham khảo:

Rất nhiều người có thói quen mua một chai chanh đào ngâm mật ong chữa ho hoặc nghệ ngâm mật ong chữa bệnh dạ dày và lưu trữ từ năm nay đến năm khác đến khi sử dụng hết mới thôi. Thời gian sử dụng có khi tận 3 đến 5 năm.

Điều này cực kỳ sai lầm!

Với những người biết cách bảo quản mật ong đúng cách thì “tạm chấp nhận” được với thời gian này. HMF không tăng hoặc tăng ít. Vẫn có thể sử dụng được nhưng APABEE không khuyến khích để lâu như vậy vì còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mật ong trong thời gian này.

Với những người không biết cách bảo quản mật ong, “bạ đâu vứt đó”. Để gần bếp cho tiện chế biến, gặp nhiệt độ từ bếp tỏa ra dễ tăng HMF. Để trong tủ kính phòng khách cho đẹp nhưng lại đúng tầm nắng chiếu vào nhà cũng dễ tăng HMF. Hoặc “cẩn thận” để lên tầng tum trong nhà, nhưng tầng tum đó lại không làm cách nhiệt, nóng hầm hập vào mùa hè, cũng dễ tăng HMF

Chúng ta hãy làm một phép tính đơn giản, dựa theo số liệu ở trên. Với 3 – 5 năm, tương đương 1095 – 1825 ngày, tỷ lệ HMF ở nhiệt độ 30oC – 35oC trung bình (150mg/kg với 150 ngày) sẽ là 1825mg/kg – 3041mg/kg.

WOW – Môt hàm lượng HMF không hề nhỏ.

Chẳng ai dại mà đưa một lượng HMF như thế này vào trong cơ thể cả.

Đây cũng chính là lý do mà APABEE thường khuyên mọi người sử dụng mật ong vòng 1 năm và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ từ 21oC – 26oC. Với khoảng thời gian này, tỷ lệ HMF có tăng thì cũng chỉ tăng một lượng nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể con người.

Có nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Vậy bỏ trong tủ lạnh để bảo quản có được không?

Nếu để mật ong ở ngăn lạnh, nó sẽ keo lại, và sau một thời gian nó sẽ bị biến chất và giảm hương vị. Còn để trong ngăn mát thì nó sẽ dễ bị kết tinh, khó sử dụng. Để thời gian dài nó cũng làm giảm chất lượng mật. Tốt nhất là không nên bỏ vào!

Lời kết

Đối với những ai chuẩn bị mua mật ong, nếu đến mua trực tiếp hãy quan sát xem chỗ bán hàng của bày biện như thế nào, có bị ánh nắng hắt vào không v.v…. Nếu ở xa, hãy hỏi người bán xem họ bảo quản mật ong như thế nào trước khi quyết định mua hàng. Đừng quá quan tâm đến giấy kiểm nghiệm HMF, giấy này có thì rất tốt mà không có cũng chả sao. Bởi vì (đa số) các cơ sở bán mật kiểm nghiệm ở thời điểm mới thu hoạch, mà mật ong ở thời điểm này, lượng HMF lúc nào cũng thấp. Quan trọng là cách bảo quản và thời gian lưu trữ mật vì HMF sẽ tăng lên ở thời điểm này.

Trên đây là chia sẻ của mình về chỉ số HMF có trong mật ong, nếu như có điểm nào sai sót hãy góp ý với mình nhé!

Nếu như bạn có thời gian, hãy đọc thêm những bài viết khác của mình ở mục kiến thức => mật ong để tăng thêm kiến thức về mật ong hoặc ít nhất hãy đọc bài Hướng dẫn bảo quản mật ong đúng cách để yên tâm sử dụng nhé!

Chat hỗ trợ
Chat ngay