Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con vật được bình đẳng hơn!

Chắc bạn nào cũng biết chuyện “Trại súc vật” dù chưa đọc. Truyện có câu nói nổi tiếng:

“Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có 1 số con vật được bình đẳng hơn.”

Chân lí này áp dụng cho cả động vật trong sách đỏ. Nghĩ đến động vật có nguy cơ tuyệt chủng, bạn sẽ nghĩ đến: gấu trúc, hổ, voi v.v… hay những loài vật “đáng yêu” như mèo cát (Sand Cat). Liệu có ai nghĩ đến côn trùng, bò sát (Ví dụ: Rắn) ?

Sand cat - Mèo cát

Đơn giản vì đây là bản chất của con người là thích cái đẹp.

Khi bạn thấy hình ảnh con gấu trúc đáng yêu, lăn lộn, ăn tre thì não bạn sẽ tiết ra chất làm bạn thấy “sướng” và dễ rút tiền ra ủng hộ cho quỹ bảo vệ gấu trúc. Tương tự cho những con như sóc, hay những con trông dũng mãnh như sư tử, sói, gấu, đại bàng v.v…

Hơn nữa, các loài vật đẹp sẽ có tính “marketing” cao nên các tổ chức bảo vệ động vật cũng như những công ty lớn, sở thú sẽ thích dùng chúng làm đại sứ thương mại. Bạn vào sở thú, đương nhiên, bạn sẽ quan tâm đến bọn nó hơn là đám côn trùng, rắn rết. Cho nên sở thú nào cũng dành sự quan tâm lớn về kinh phí để chăm sóc, quảng cáo cho những con này.

Nhiều người cho rằng những con như gấu trúc nhận được kinh phí lớn thực chất còn có lợi do khi đầu tư xây dựng khu bảo tồn gấu trúc, người ta có thể cho nhiều loài vật khác vào ở cùng. Tuy vậy, sự “thiếu quan tâm” cho những con vật như bò sát hay lưỡng cư là khó có thể phủ nhận.

Ngoài việc nhận ít tiền, ít được công chúng chú ý, những con vật “không đáng yêu” cũng ít được cả cộng đồng khoa học nghiên cứu. Hơn 60% nghiên cứu động vật là về động vật có vú (mammal), trong khi chúng chỉ chiếm 3% tổng số động vật.

Các nhà khoa học đang muốn chuyển hướng tiền hỗ trợ từ những con được nhiều sang những con được ít theo kiểu “cướp của người giàu chia cho người nghèo”. Đồng thời, chuyển hướng từ những con tốn nhiều tiền để bảo vệ sang những con tốn ít hơn mà quan trọng hơn. Tuy vậy, rõ ràng là về phía dư luận, người ta vẫn thiên vị những con đáng yêu hơn và thậm chí sẽ “bức xúc” nếu tiền của chúng nó bị chuyển sang cho con khác.

Có thể thấy, thế giới này không bao giờ có được bình đẳng. Ngay cả khi đang nằm trong sách đỏ, có những con vẫn đươc bình đẳng hơn đám còn lại có thể vì chúng dễ thương hơn, mang lại lợi ích kinh tế – văn hóa hơn.

Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con vật được bình đẳng hơn!

Con bên phải có tên khoa học là Nasikabatrachus sahyadrensis, tạm dịch Ếch tím mũi lợn (Purple Pig-Nosed Frog)

Chat hỗ trợ
Chat ngay